Thông tin du lịch Bắc Giang

Trang chủ Du lịch công cộng Khám phá Danh Thắng Sưu tập bướm ở khu du lịch Khe Rỗ

Sưu tập bướm ở khu du lịch Khe Rỗ

Khu Du lịch sinh Thái Khe Rỗ thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và nằm trong Khu bảo tồn thiên Tây Yên Tử. Đây là khu rừng tự nhiên với diện tích lớn rừng nguyên sinh mang tính đại diện điển hình của rừng tự nhiên ở vùng Đông bắc Việt Nam. Các nhà khoa học lâm sinh đã phát hiện, giám định và lập danh mục 786 loài thực vật thuộc 167 loài, 501 chi, 05 ngành. Trong đó có 43 loài quý hiếm ghi trong Sách đỏ Việt Nam, chiếm 13% số loài quý hiếm của cả nước. Ở đây có 236 loài cây lấy gỗ từ nhóm I đến nhóm IV, 225 loài dược liệu. Tài nguyên động vật cũng rất phong phú, đa dạng, nhiều loài: Thú có 51 loài thuộc 20 họ, 8 bộ. Chim có 102 loài thuộc 41 họ, 13 bộ. Bò sát có 40 loài thuộc 15 họ, 2 bộ. Ếch nhái có 33 loài, thuộc 5 họ, 1 bộ. Thú lớn, chim quý hiếm có gấu ngựa, báo gấm, beo, vọoc đen, sóc bay, tê tê, gà lôi, rùa vàng…Riêng loài bướm chưa có con số thống kê cụ thể nhưng qua điều tra ban đầu đã có hàng trăm loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm cần được quan tâm bảo tồn. Động, thực vật ở Khe Rỗ có giá trị nhiều mặt về kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gien và là tiềm năng phát triển kinh tế du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.
Đến nay, Khu bảo tồn Khe Rỗ đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh biết đến. Cảnh quan nơi đây đã để lại những dấu ấn tốt đẹp cho du khách. Trong một tương lai gần, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ sẽ là một địa điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng lý tưởng, hấp dẫn du khách thập phương.
Cuối Xuân Giáp Ngọ, trong một ngày nắng đẹp chúng tôi có chuyến tham quan khám phá miền đất này và đã chụp được một bộ sưu tập ảnh bướm Khe Rỗ. Dưới đây xin được giới thiệu một số loài bướm ở núi rừng Khe Rỗ.


1. Đàn bướm Ma lanh. Đây là loài bướm có số lượng đông nhất ở khu Du lịch sinh thái Khe Rỗ. Người dân vùng Tây Yên Tử đặt tên là bướm Ma lanh vì nó rất đẹp như tiên nữ, cánh mỏng, bay nhanh, cả đàn thoắt ẩn thoắt hiện theo thời tiết nắng mưa. Đến Khe Rỗ những ngày nắng đầu mùa xuân dễ dàng bắt gặp nhiều đàn bướm Ma lanh dọc đường vào rừng nguyên sinh. Cả đàn cứ bám lấy mặt đường và kỳ lạ không hiểu có gì quyến rũ chúng ở mặt đường sỏi đá ấy.
2. Tiểu Bạch hồ điệp là loài bướm nhỏ, kiếm ăn theo đàn, có đàn hàng nghìn con.
Ở Khe Rỗ Tiểu Bạch hồ điệp thi thoảng mới xuất hiện trong những ngày đẹp trời.
Loài bướm này chậm và rạn người nên đôi khi vào rừng va cả vào nó.

3. Khe Rỗ có loài Hoàng đế hồ điệp (bướm Hoàng đế) khá to, cánh giáp có màu sắc trầm ấm mà sang trọng, quý phái. “Thiên họa” cho loài bướm này gam màu đặc biệt lại điểm thêm cho mỗi cánh năm hạt ngọc bích. Đây là một loại bướm quý cần được quan tâm bảo tồn.
4. Thanh Đài hồ điệp lại có ánh sắc xanh rêu quyến rũ đặc biệt. Cánh giáp trước to dầy, phần đuôi cánh trước lại điểm hai viên hồng ngọc tỏa hai ánh hào quang.Hai cánh giáp sau nhỏ nhưng hình dáng diêm dúa...thật kỳ diệu.
5. Mùa xuân tình yêu của Thanh Đài hồ điệp

6. Đây là loài Giáp Cam hồ điệp (bướm cánh màu cam) nhỏ bốn đốm mắt rất hiền

7. Và đây là những nàng tiên nâu có giáp cánh lớn như hình cánh buồm.Đẹp nhưng hay gặp ở bãi rác ven đường vào khu rừng sinh thái nguyên sinh Khe Rỗ.

8. Thiên Đường hồ điệp (bướm Thiên Đường) cánh giáp dày màu đen tuyền điểm trắng. Khi đậu hay ngẩng cao đầu, đuôi cánh sau dài rất mĩ miều.

9. Hổ Văn hồ điệp (bướm Hổ vằn) cũng xuất hiện nhiều ở khu du lịch sinh thái Khe Rỗ.

10. Bạch Phàm hồ điệp (bướm cánh buồm trắng) hay lởn vởn baybờ ven suối và hay đậu trên các đám rêu xanh hình như để nó hút tinh chất từ những đám rêu phủ trên dày trên đá thay cho mật hoa.

11. Một con Thiên Phượng hồ điệp lạc bầy…

12. Ở Khe Rỗ lại có loài bướm bé tí chỉ nhỉnh hơn cái cúc áo mà cánh mỏng tang.Loài bướm này connào cũng đơn độc lại chậm và hiền rất dễ bắt.

13. Tam thể hồ điệp (Bướm ba màu) ở Khe Rỗ cũng rất quyến rũ. Loài bướm này cánh dày và khỏe, bay nhanh nên khó mà chao được nó.

14. Và đây là đôi Hoàng hồ điệp e ấp bên vách đá

15. Ở Khe Rỗ, hoa rừng cũng muốn hóa thân thành bướm trắng.

Nguyễn Văn Phong

Ngày cập nhật: 13/02/2015 Lượt xem: 916