Thông tin du lịch Bắc Giang

Trang chủ Du lịch công cộng Khám phá Điểm du lịch khác " Địa chỉ đỏ" du lịch xuân Ất Mùi ở Bắc Giang

" Địa chỉ đỏ" du lịch xuân Ất Mùi ở Bắc Giang

Vừa tròn 60 năm, kể từ xuân ấy, Xuân Ất Mùi-1955- quê hương Bắc Giang đã vinh dự được hai lần Bác Hồ về thăm . Thật tự hào biết bao!
Chỉ hơn nửa năm sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ “ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” thì đúng ngày 24 tháng 1 năm 1955 ( tức ngày mồng một Tết Ất Mùi), Bác Hồ đã về thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân Việt Nam và các chuyên gia nước bạn Trung Quốc đang giúp ta xây dựng cầu Phủ Lạng Thương cùng nhân dân thị xã Phủ Lạng Thương ( thành phố Bắc Giang hiện nay).
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sau ngày toàn quốc kháng chiến được ít lâu, chúng ta đã phải phá bỏ cầu Phủ Lạng thương nhằm ngăn chặn bước tiến của quân thù để gữi vùng Đông bắc- Việt Bắc , Thủ đô của cuộc kháng chiến trường kỳ, làm nên chiến công oanh liệt “ Chín năm làm một Điện Biên- Nên vành hoa đỏ , nên thiên sử vàng”.

Hồ Chủ tịch thăm công nhân Việt Nam và chuyên gia nước ngoài khắc phục cầu Phủ Lạng Thương (1-1955)( ảnh sưu tầm)

Sau chiến thắng là việc hàn gắn các “vết thương chiến tranh”. Cầu Phủ Lạng Thương được tiến hành xây dựng lại. Tham gia công trình xây dựng cầu gồm các chiến sĩ miền Nam tập kết, các công nhân được tuyển trên địa bàn Bắc Giang và một số tỉnh lân cận. Với khí thế “ tất cả đề xây dựng tốt”, chỉ trong một thời gian ngắn những phần việc cơ bản của cầu đã hoàn thành. Mọi người vô cùng vui mừng phấn khởi khi được biết Bác Hồ sẽ về thăm, chúc tết. Các chiến sĩ miền Nam tập kết, các chuyên gia nước bạn vô cùng xúc động…
Xế trưa mồng 1 Tết Ất Mùi (24/1/1955), xe ô tô đưa Bác Hồ đến, cùng đi với Bác có đồng chí Trần Đăng Khoa, Tổng cục trưởng Tổng cục Giao thông Vận tải, cùng một số cán bộ tháp tùng. Vừa xuống xe, mọi người vây quanh Bác. Ai cũng muốn hô thật to: Bác Hồ! Bác Hồ!. Bác lần lượt bắt tay, hỏi thăm sức khỏe mọi người, rồi Bác đi thăm công trình cầu đang trong giai đoạn thi công. Vừa đi, Người vừa hỏi đồng chí Nguyễn Tường Lân, Đội trưởng đội cầu:
- Cầu làm được bao lâu rồi?
- Thưa Bác, cầu mới bắt đầu gần được hai tháng rồi ạ!
Vừa trả lời Bác,đồng chí Nguyễn Tường Lân vừa báo cáo kết quả, thành tích chung của công trường làm cầu Phủ lạng Thương, trong đó có thành tích tiêu biểu của các chiến sĩ miền Nam tập kết, của các chuyên gia giúp ta xây dựng cầu, sự giúp đỡ của nhân dân Bắc Giang… Bác khen – Như thế là tốt!
Đi đến giữa cầu, Người dừng lại và nói”- Hôm nay, bác chỉ xem nửa cầu thôi. Bao giờ hoàn thành, Bác sẽ đi thăm cả cầu. các chú có đồng ý như thế không?
Nói rồi, Người vui vẻ quay lại. Mọi người tập trung đông đảo bên cầu. Khi đó, Người đứng ngay bên đống gỗ của công trường, hỏi han thêm về tình hình ăn Tết, tổ chức đời sống sinh hoạt của anh em công nhân ta, của chuyên gia nước bạn và tinh thần giúp đỡ của nhân dân Phủ Lạng Thương đối với việc xây dựng cầu.
Bác lấy điệu cho mọi người hát bài ca “ Kết đoàn”. Theo nhịp tay Bác, lời ca vang lên như lời hứa với Bác, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, để đón ngày Bác lại về thặm.
Và chỉ trong bốn tháng, cầu Phủ Lạng Thương đã hoàn thành vượt mức kế hoạch!

Theo Tiến sĩ khoa học Nguyễn Huy Hạnh, trong tập sách “Di tích Bắc Giang” tập I, Bảo tàng Bắc Giang xuất bản, năm 2001), cho biết, cũng trong dịp Xuân Ất Mùi, vào ngày 8/2/1955 ( tức 16 tháng Giêng Ất Mùi), Bác Hồ đã về thăm Cẩm Xuyên ( xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa). Người đi thăm hộ nông dân được chia quả thực, thăm nơi ăn chốn ở của anh chị em cán bộ đoàn cải cách, làm việc với Ban cán sự Đoàn ủy Đoàn cải cách đóng tại đình Cẩm Xuyên, tham dự và nói chuyện với Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt 2 tại Hội trường Soi Vải, thôn Cẩm Xuyên..
Những câu chuyện về Bác với quê hương Bắc Giang vẫn luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta hôm nay, nhất là trong việc thực hiện cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 
 Trần Thái
Ngày cập nhật: 11/03/2015 Lượt xem: 1008