Thông tin du lịch Bắc Giang

Trang chủ Du lịch công cộng Khám phá Điểm du lịch khác Những ngôi chùa nhiều khách du lịch tìm đến

Những ngôi chùa nhiều khách du lịch tìm đến

Tuy không nổi tiếng về du lịch đền chùa như các nước láng giềng xong Việt Nam cũng có những ngôi chùa được khách du lịch quốc tế và trong nước chọn làm điềm đến không thể bỏ qua. Cùng Sao Pháp Luật điểm danh các ngôi chùa nổi tiếng này nhé.

Chùa Trấn Quốc – Hà Nội

Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng bởi vậy khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim Ngưu. Sau đó, trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay.

Những ngôi chùa nhiều khách du lịch tìm đến

Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy mà có nhiều cung điện đã được xây dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên.

Chùa tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây,  nép mình trầm mặc trên con đường Thanh Niên tấp nập. Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu, chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện.

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công (工).

Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, phía sau có nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang nằm hai bên nhà thiêu hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện là gác chuông nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Nhà tổ nằm bên trái Thượng điện và bên trái là nhà bia hiện còn lưu giữ 14 tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.

Năm 1998, ngôi Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng, đến năm 2003 thì hoàn thành tạo thành khu vườn tháp của chùa. Ngôi Bảo Tháp cao 15m, gồm 11 tầng. Ở mỗi tầng tháp có đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng trong mỗi ô cửa hình vòm. Đặc biệt, trên đỉnh có một tháp sen 9 tầng (Cửu phẩm liên hoa) được tạc bằng đá quý, tạo nên vẻ đẹp uy nghi, linh thiêng nhưng lại rất mềm mại. Bảo Tháp được dựng đối xứng với cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 trong chuyến đến thăm thủ đô Hà Nội của ông. Cây bồ đề này được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ.

Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa Bái Đính là khu du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nằm trong quần thể danh thắng Bái Đính – Tràng An thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan hằng năm. Quần thể chùa nguy nga, tráng lệ này nằm trên núi Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình và chỉ cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 12km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. 

Để đến được đây, bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện di chuyển khác nhau như máy bay, tàu lửa, xe khách hoặc thuê xe riêng. Đối với khách du lịch ở miền Bắc đặc biệt là Hà Nội có thể tham quan Bái Đính và Tràng An từ Hà Nội bằng xe buýt rất tiện lợi và miền Trung có rất nhiều cách để đi du lịch Tràng An Ninh Bình. Tuy nhiên, với vị trí địa lý xa xôi nên miền Nam chỉ có 3 phương tiện di chuyển chính để có thể đến với Ninh Bình đó là xe khách, tàu lửa và máy bay.

Quần thể chùa Bái Đính nằm trong khu danh thắng Tràng An bao gồm một khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây cố đô Hoa Lư tựa như tiên cảnh vắt vẻo trên sườn núi Bái Đính, giữa những thung lũng mênh mông hồ, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá. Ngay cả khi trong thời gian đang xây dựng, chùa Bái Đính Ninh Bình đã thu hút sự chú ý của rất đông du khách trong nước và quốc tế.

 

Những ngôi chùa nhiều khách du lịch tìm đến

Khu du lịch văn hóa tâm linh chùa Bái Đính Ninh Bình hơn 1000 năm qua, tại Hoa Lư (Ninh Bình) là nơi đóng đô tạm thời của nhà Đinh trong lúc tiến hành xây dựng kinh đô Hoa Lư xưa và sau đó đóng vai trò quan trọng là một trong “tứ trấn” của kinh đô. Cũng nơi đây, đã có ba triều đại Vua Đinh, Tiền Lê, Lý nối tiếp nhau ra đời. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm và chú trọng đạo Phật và đã coi đạo Phật là Quốc giáo, chính vì thế tại Ninh Bình có rất nhiều ngôi chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên danh thắng Tràng An.

Chùa Bửu Long – TP Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long còn được nhiều người gọi là Chùa Thái Lan. Đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam bởi lối kiến trúc Phật Giáo vô cùng độc đáo và đặc biệt. Đây là nét kiến trúc vô cùng phổ biến của những ngôi chùa ở Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Vì thế khi vãn cảnh chùa, bạn sẽ cảm nhận được nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong các bức tượng rồng hay những chi tiết chạm trổ bắt mắt.

 

Những ngôi chùa nhiều khách du lịch tìm đến

Nổi bật giữa khung cảnh thanh tịnh của chốn “bồng lai tiên cảnh” chính là kiến trúc vô cùng độc đáo của tòa bảo tháp Gotama Cetiya. Bảo tháp được xây dựng với độ cao 56m gồm 4 tháp bao quanh và có sức chứa lên đến 2.000 người. Vì thế, chùa Bửu Long còn được đánh giá là ngôi chùa có bảo tháp lớn nhất Việt Nam.
 Nằm cách xa thành phố và hòa mình vào khung cảnh bình yên của thiên nhiên, chùa Bửu Long được xem là điểm du lịch Hồ Chí Minh vô cùng hấp dẫn dành cho những ai muốn tìm đến một nơi mà không có tiềng ồn ào của xe cộ, không có những toan tính của cuộc sống, nhường chỗ cho sự bình yên trong lành. 

Chùa Thiên Mụ - Huế

Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ. Nếu ai đó nói yêu Huế mà chưa biết chùa Thiên Mụ ở đâu thì đó chưa phải là một tình yêu “đậm sâu”. 

Ngôi chùa này tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê - Thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế 5km về phía Tây. Phía chính diện của chùa là dòng sông Hương thơ mộng. Với phong cảnh hữu tình nơi đây, Thiên Mụ là điểm dừng chân không thể bỏ qua với thực khách mỗi khi  ghé thăm đất Huế.

Những ngôi chùa nhiều khách du lịch tìm đến

Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng - Vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sâu Hương. Ông bất chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại.

Theo dấu thời gian, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc trùng tu năm 1710, dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông đã hoàn thiện và thay đổi nhiều kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế. Đặc biệt, một quả Đại Hồng Chung nặng hơn 2 tấn đã được đúc mới và đặt tại ngay Điện Đại Hùng.

Theo Bao Pháp luật

 

Ngày cập nhật: 26/10/2021 Lượt xem: 541