Xây dựng đời sống văn hóa từ phong trào văn nghệ quần chúng
|
Ảnh minh họa |
- Trong những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng tại các địa phương trên cả nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo sân chơi tinh thần lành mạnh cho cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư.Trong quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới và đấu tranh với những cái lỗi thời, đặc biệt là những hủ tục, thành kiến lạc hậu đã ăn sâu vào trong mỗi người dân, phong trào văn nghệ quần chúng là thứ vũ khí sắc bén. Còn đối với đời sống văn hóa xã hội, văn nghệ quần chúng lại được xem là hoạt động văn nghệ không chuyên, từ đó tạo điều kiện để quần chúng sáng tác, biểu diễn trong hoàn cảnh văn hóa đặc thù riêng của mình.Để tổ chức tốt các phong trào văn nghệ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân, các cấp chính quyền đã không ngừng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, từ việc hỗ trợ đạo cụ, loa đài, trang phục…tới việc đầu tư nghiên cứu, xây dựng công phu nhiều loại hình nghệ thuật có nội dung phong phú, đạt chất lượng cao.Ngoài ra, các Trung tâm văn hóa trên địa bàn huyện, xã… còn tập trung triển khai nhiều chương trình, nhiệm vụ nhằm duy trì tốt các hoạt động văn nghệ như: đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, liên kết với các đơn vị tổ chức sự kiện để tổ chức những hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhân dân; đầu tư nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật; khuyến khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hoá, văn nghệ truyền thống của địa phương; không ngừng đổi mới việc tổ chức các hoạt động tại chỗ để thu hút đông đảo quần chúng tham gia; tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho cán bộ cơ sở đồng thời chú trọng việc xây dựng, đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ có chuyên môn nghiệp vụ giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển và thị hiếu của xã hội… |
Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa... |
Không những thế, hàng năm tại các địa phương còn thường xuyên tổ chức biểu diễn văn nghệ, chiếu phim…phục vụ người dân, đặc biệt tại các xã miền núi khó khăn, xa xôi. Nhờ đó, qua những buổi giao lưu, người dân còn được học hỏi, trao đổi thêm nhiều kiến thức xã hội như kiến thức về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, biện pháp phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, tiếp thu các nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Nét đặc biệt trong phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng là có sự tham gia tích cực từ những người có niềm say mê, yêu thích ca hát hoặc từ các tổ, đội văn nghệ, kể cả khi gặp khó khăn, thiếu thốn về điều kiện hoạt động hay cơ sở vật chất. Vì thế, mỗi tiết mục nghệ thuật quần chúng luôn đậm chất quê hương, trong sáng và chân thật, phù hợp để thỏa mãn niềm say mê ca hát, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng dân cư.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, nếu xem xét trực tiếp và trên diện rộng sẽ nhận ra trong hoạt động văn nghệ quần chúng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định cần thay đổi. Hiện nay, một số chương trình văn nghệ quần chúng rất ít xuất hiện tác phẩm khai thác và sáng tạo từ nghệ thuật truyền thống mà đang có xu hướng thiên về các tiết mục ca nhạc, trình bày ca khúc của các tác giả chuyên nghiệp với bộ gõ và dàn nhạc điện tử; các địa phương cũng chưa chủ động xây dựng tiết mục, dàn dựng chương trình mà thường sắp đến ngày hội diễn mới bắt đầu tập trung hạt nhân văn nghệ, mời nghệ sĩ chuyên nghiệp hướng dẫn. Vì thế, dưới sự chỉ đạo của nghệ sĩ chuyên nghiệp, vai trò của yếu tố tự biên, tài năng văn nghệ độc đáo riêng của quần chúng hầu như chưa được phát huy; tiết mục và chương trình giảm tính sinh động, hồn nhiên vốn có. Phải chăng vì thế mà hoạt động văn nghệ quần chúng đã phần nào mất đi tính hấp dẫn? |
...góp phần cải thiện và thúc đẩy đời sống nhân dân đi lên về mọi mặt |
Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, thúc đẩy đời sống nhân dân đi lên về mọi mặt. Nhưng dù các yếu tố kinh tế, xã hội…có phát triển đến thế nào cũng không thể đồng nhất văn nghệ quần chúng với nghệ thuật chuyên nghiệp. Vì vậy, để có thể phát huy khả năng sáng tạo của cộng đồng, có lẽ cần hơn nữa những phương cách mới trong việc xây dựng môi trường hoạt động, khuyến khích quần chúng tham gia hưởng ứng.Nhìn lại những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng đã phát huy được tinh thần làm chủ của nhân dân, có tính tự nguyện cao, tập hợp được mọi tầng lớp trong toàn xã hội. Nó cần được nâng cao chất lượng hoạt động hơn nữa, tập trung vào chiến lược xây dựng con người, góp phần cải thiện chất lượng đời sống văn hóa cơ sở, đồng thời đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo cinet.gov.vn
Liên hệ quảng cáo
470 x 88