Thông tin du lịch Bắc Giang

Trang chủ Du lịch công cộng Khám phá Di tích lịch sử văn hóa Chiêm ngưỡng 3.000 mộc bản kinh Phật tại ngôi cổ tự ở Bắc Giang

Chiêm ngưỡng 3.000 mộc bản kinh Phật tại ngôi cổ tự ở Bắc Giang

Chùa Vĩnh Nghiêm, tồn tại từ thời Lý, được coi là danh lam cổ tự của tỉnh Bắc Giang. UNESCO đã trao bằng công nhận 3.000 mộc bản trong chùa là di sản tư liệu ký ức thế giới.

Chùa Vĩnh Nghiêm từ xa xưa có tên gọi là Chúc Thánh thiền tự, trong dân gian quen gọi là chùa La, hay chùa Đức La. Chùa Vĩnh Nghiêm toạ lạc ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là trung tâm đào tạo tăng đồ trong suốt thời gian gần 8 thế kỷ hình thành và phát triển của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử.Chùa Vĩnh Nghiêm từ xa xưa có tên gọi là Chúc Thánh thiền tự, trong dân gian quen gọi là chùa La, hay chùa Đức La. Chùa Vĩnh Nghiêm toạ lạc ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là trung tâm đào tạo tăng đồ trong suốt thời gian gần 8 thế kỷ hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Kế Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chùa Vĩnh Nghiêm là một trung tâm ấn hành, xuất bản lớn của Phật giáo Việt Nam. Kho mộc bản (ván khắc) còn lưu giữ hiện nay (được san khắc tại đây), vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách (âm bản) khoảng 2000 chữ Nôm, chữ Hán. Ảnh: Nguyễn KếCuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chùa Vĩnh Nghiêm là một trung tâm ấn hành, xuất bản lớn của Phật giáo Việt Nam. Hiện chùa con lưu giữ 34 đầu sách với gần 3.000 mộc bản có niên đại khoảng 500 - 700 năm. Mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách (âm bản) khoảng 2.000 chữ Nôm, chữ Hán. Ảnh: Nguyễn KếMộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là những bản gỗ khắc chữ Hán và chữ Nôm với kĩ thuật khắc ngược dùng để in ra thành sách. Mỗi tấm Mộc bản kinh gồm có hai mặt, mỗi mặt khắc tương ứng với 2 trang sách.Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là những bản gỗ khắc với kĩ thuật khắc ngược dùng để in ra thành sách. Do đã qua nhiều lần in ấn nên các ván in đều ngả màu đen bóng, bề mặt phủ một lớp dầu mực in khá dày. Lớp dầu mực thấm vào gỗ có tác dụng chống thấm nước, ẩm mốc, mối mọt. Chất liệu dùng để khắc mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là gỗ thị. Ảnh: Nguyễn KếBộ Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm có niên đại khoảng 700 năm, gồm 3.050 bản với 34 đầu sách chứa đựng những giá trị to lớn về ngôn ngữ, văn học, y học, phong thủy và thẩm mỹ học do những người thợ tài hoa và am hiểu sâu sắc về văn hóa chế tác. ảnh Nguyễn KếBộ Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm chứa đựng những giá trị to lớn về ngôn ngữ, văn học, y học, phong thủy và thẩm mỹ học do những người thợ tài hoa và am hiểu sâu sắc về văn hóa chế tác. Ảnh: Nguyễn Kế   Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được trưng bày tại chùa. Ảnh: Nguyễn KếKích thước các mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm không đồng đều, tùy theo từng bộ kinh/sách mà có kích thước khác nhau. Bản khắc lớn nhất là loại sớ, điệp chiều dài hơn 100cm, rộng 40 - 50cm, bản nhỏ nhất khoảng 15 x 20cm, nhưng phần lớn mộc bản bộ Kinh hoa nghiêm (hơn 2800 mảnh) có kích cỡ 33cm x 23cm x 2,5cm. Vì đã qua nhiều lần sử dụng, mực in bám khá dầy, nên các ván đều có mầu đen. Ảnh: Nguyễn KếKích thước các mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm không đồng đều, tùy theo từng bộ kinh/sách mà có kích thước khác nhau. Bản khắc lớn nhất là loại sớ, điệp chiều dài hơn 100cm, rộng 40 - 50cm, bản nhỏ nhất khoảng 15 x 20cm, nhưng phần lớn mộc bản bộ kinh Hoa Nghiêm (hơn 2800 mảnh) có kích cỡ 33cm x 23cm x 2,5cm. Ảnh: Nguyễn KếCầm trên tay bộ mộc bản “Cư Trần lạc đạo phú” Thượng Tọa Thích Thanh Vịnh, Phó Trụ Trì chùa Vĩnh Nghiêm nói: Mộc bản “Cư Trần lạc đạo phú” sẽ được rước từ chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng lên chùa Thượng Tây Yên Tử, Khu tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động trong tuần Văn Hóa Du lịch tỉnh Bắc Giang vào ngày 2.2.2023 – 12 Tết Nguyên Đán. Bộ Mộc bản này là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Phật hoàng Trần Nhân Tông được khắc trong bộ kinh Thiền Tông bản hạnh. Thể hiện rõ tư tưởng và giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. ảnh Nguyễn KếCầm trên tay bộ mộc bản “Cư Trần lạc đạo phú”, thượng tọa Thích Thanh Vịnh, Phó Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho biết, bộ mộc bản này sẽ được rước từ chùa Vĩnh Nghiêm lên chùa Thượng Tây Yên Tử (Sơn Động, Bắc Giang) trong tuần Văn hóa Du lịch tỉnh Bắc Giang vào ngày 2.2.2023 tới đây (tức ngày 12 tháng Giêng xuân Quý Mão). Bộ mộc bản này là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Phật hoàng Trần Nhân Tông được khắc trong bộ kinh Thiền Tông bản hạnh, thể hiện rõ tư tưởng và giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Kế. Với các giá trị khoa học, lịch sử đặc sắc, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2012. Ảnh: Nguyễn KếVới các giá trị khoa học, lịch sử đặc sắc, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu ký ức thế giới, năm 2012. Ảnh: Nguyễn Kế
Theo Báo Lao động
Lượt xem: 931