Thông tin du lịch Bắc Giang

Trang chủ Du lịch công cộng Khám phá Di tích lịch sử văn hóa Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm- Di sản tư liệu ký ức Thế Giới

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm- Di sản tư liệu ký ức Thế Giới

Ngày 16/5/2012, tại Trung tâm hội nghị, hội thảo của khách sạn Amari WatergateBăng Cốc (Thái Lan), Ủy ban UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đãxướng danh và chính thức ghi danh Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyệnYên Dũng, tỉnh Bắc Giang vào danh mục Di sản tư liệu trong Chương trình ký ứcthế giới.

Chùa Vĩnh Nghiêm từ xa xưa có tên gọi là Chúc Thánh thiền tự, trong dân gian gọilà chùa La, hay chùa Đức La, vì chùa tọa lạc trên phần đất thuộc xã Đức La, huyệnPhượng Nhãn xưa, nay là thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Đây mộtđại danh lam cổ tự, một Thiền viện - Trung tâm đào tạo tăng đồ trong suốt thời giangần tám thế kỷ hình thành và phát triển của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử. Chùa VĩnhNghiêm đã được các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa xem như một bảo tàng văn hoáPhật giáo Đại thừa khá tiêu biểu ở miền Bắc Việt Nam.

Di vật cổ kính ở chùa Vĩnh Nghiêm rất phong phú, đa dạng, mỗi nhóm hiện vật đềuxứng đáng xếp thành một bộ sưu tập khá hoàn chỉnh, gồm: Sưu tập tượng thờ, cóhơn một trăm pho được bài trí ở toà Tam bảo, Tổ đệ nhất,Tổ đệ nhị, Khách đường.Hệ thống văn bia (8 tấm) cơ bản soạn khắc ở thế kỷ 17, 18 và tấm soạn khắc muộnnhất năm 1932 ghi lại toàn bộ lịch sử  phát triển của trung tâm Phật giáo VĩnhNghiêm; Hệ thống hoành phi - câu đối, đồ thờ, kho kinh sách nhà Phật, mộc bản...tất cả đều xứng đáng là những bảo vật quốc gia.

 

Qua khảo sát các nhà nghiên cứu cho thấy các mộc bản này do các nghệ nhân ởBắc Giang, Bắc Ninh và chủ yếu là Hải Dương khắc thành nhiều đợt, vật liệu là gỗthị hầu hết được khai thác tại vườn chùa. Đây là loại gỗ rất phù hợp với việc chạmkhắc, như mềm, mịn, dai, dễ khắc, ít cong, vênh, khó nứt vỡ. Các mộc bản đượckhắc bằng chữ Hán hoặc Nôm, chữ khắc ngược (âm bản), khi in ra giấy sẽ trởthành chữ xuôi và được đóng, sử dụng theo truyền thống người phương Đông (đọctừ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Kích thước các mộc bản không đồng đều tùytheo từng kinh sách, bản khắc lớn nhất chiều dài hơn 1m, rộng 40 - 50 cm, bản nhỏnhất chỉ khoảng 15 x 20 cm. Do đã qua nhiều lần in ấn nên các ván in đều ngả màuđen bóng, bề mặt phủ một lớp dầu mực in khá dày. Lớp dầu mực thấm vào gỗ cótác dụng chống thấm nước, ẩm mốc, mối mọt. Phần lớn ván in được khắc trên 2mặt, kiểu chữ chân phương, sắc nét. Đặc biệt, dưới đôi tay tài hoa của các nghệnhân xưa, mỗi ván khắc còn được xem như một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bởinhững nét hoa văn độc đáo. Ngoài giá trị trên phương diện hiện vật bảo tàng, quacác mộc kinh còn giúp các nhà nghiên cứu có nguồn sử liệu quý giá về sự phát triểncủa ngôn ngữ Việt, chữ Nôm trong lịch sử; quá trình phát triển của hệ thống văn tựViệt Nam, chuyển từ chỗ chủ yếu sử dụng chữ Hán của Trung Quốc sang coi trọngvà chủ động sử dụng chữ Nôm. Từ chỗ chỉ được sử dụng số ít thời kỳ trước đó,chữ Nôm bắt đầu hình thành có hệ thống, điển hình là trong trước tác của các caotăng Thiền phái Trúc lâm khi viết lời thuyết pháp dưới dạng văn vần, thơ hoặc cácbài diễn giải tư tưởng phật học…

Như vậy, về tổng thể nội dung các mộc bản kinh phật Thiền phái Trúc lâm chùaVĩnh Nghiêm có ý nghĩa lớn trên các phương diện: triết lý nhân sinh và giáo dục nhâncách công dân, tôn giáo tín ngưỡng, ngôn ngữ văn tự, văn học nghệ thuật, khoa họckỹ thuật…

Sau Mộc bản triều Nguyễn, văn bia Văn Miếu - Quốc tử giám Hà Nội, Mộc bảnchùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thứ ba được thế giới ghi danh. Khác với hai disản được vinh danh trước được bảo quản tại các trung tâm mang tầm cỡ quốc gia,Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được lưu trữ tại ngôi chùa nằm ở vùng quê nghèonhưng đáp ứng mọi tiêu chí nghiêm ngặt của tổ chức UNESCO thế giới. Đó là tínhxác thực, tính độc đáo - quý hiếm, sự ảnh hưởng tầm quốc tế và khu vực. Ngoài batiêu chí cơ bản đó, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm còn thuyết phục được 100% thànhviên trong hội đồng bỏ phiếu ủng hộ bởi di sản này là bộ sưu tập cổ vật mang tinđảm bảo tính toàn vẹn, nguyên gốc, độc bản và là di sản tư liệu đặc sắc góp phầnnghiên cứu nhiều lĩnh vực.

1. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Vốn quý chùa làng

 

* Hàm chứa tư tưởng, giáo lý của Phật phái Trúc Lâm

Qua nhiều thế kỉ tiếp thu đạo Phật đến từ Ấn Độ và Trung Quốc, Phật giáo ViệtNam đã có những bước tiến triển lớn ở thời Lý - Trần (thế kỉ XI đến đầu thế kỉXIII). Tới khi Trần Nhân Tông chính thức thành lập Thiền phái Trúc Lâm thì ViệtNam mới tìm được cho mình một Phật phái riêng, vừa phù hợp với đặc trưng củavăn hóa Việt Nam vừa khẳng định được bản lĩnh tự chủ trong việc tiếp thu tinh hoavăn hóa nước ngoài. Kho Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm hàm chứa những giá trị nhânvăn sâu sắc về tư tưởng, giáo lý của Phật phái Trúc Lâm được các nhà sư như HòaThượng Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và Thiền sư Thích HuyềnDiệu phổ biến, truyền bá ở các nước trên thế giới đã thu hút hướng thiện hàng triệuPhật tử là người Việt Nam và người nước sở tại.

* Đánh dấu sự phát triển chữ Nôm

Mộc bản chữ Nôm ở chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu đánh dấu quá trình pháttriển của hệ thống văn tự Nôm qua các thời đại Trần, Lê, Nguyễn… Hiện nay, trongquá trình Hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế, trên thế giới có nhiều người quan tâmhọc chữ Nôm để nghiên cứu lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam, chính chữNôm ở bộ mộc bản này là một trong những nguồn tư liệu quý giá để tra cứu, thamkhảo hữu ích. Một điều thú vị khác mang ý nghĩa quốc tế là font chữ Nôm trên mãUnicode (kí hiệu NomNaTongLight.ttf) được Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (The Vietnamese Nôm Preservation Foundation, USA) lấy mẫu từ sách Thiền tông bảnhạnh là một phần của sưu tập Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Chữ Nôm được cài đặttrên máy vi tính được phổ biến trên toàn thế giới, cho nên bất cứ ai học tập, nghiêncứu chữ Nôm Việt Nam trên toàn thế giới đều được tiếp cận và sử dụng để tìm hiểugiá trị đặc sắc, phong phú của nền văn hóa Việt Nam trong quá khứ.

* Những tác phẩm văn học có giá trị

Bản sách được in bằng mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

Các tác phẩm văn học trong mộc bản sách Thiền tông bản hạnh như: Cư trần lạcđạo phú (Ở trần thế vui với đạo) viết theo thể phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (Bài ca về được thú vui rừng suối mà thành đạo của Trần Nhân Tông, Vịnh HoaYên tự phú (vịnh cảnh chùa Hoa Yên) của thiền sư Huyền Quang... Đây là nhữngtác phẩm văn học thiền tông có giá trị và có sự ảnh hưởng tích cực đến đời sống xãhội và được nhiều nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu. Qua nghiên cứu các tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du mà tổ chứcUNESCO đã vinh danh Nguyễn Trãi, Nguyễn Du của Việt Nam là Danh nhân vănhóa thế giới.

* Đúc kết kinh nghiệm dân gian về y dược

Sách Kính tín lục có trong bộ sưu tập Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm ghi chép cácphương thuốc cấp cứu, chữa bệnh (An thai thôi sinh phương, Thiên Trúc cốt dược,Phụ cấp cứu phương…) là sự đúc kết kinh nghiệm dân gian đã được khảo nghiệmnhững tinh túy về y dược thời bấy giờ. Mộc bản các sách trên là cơ sở để truyền bá,phổ biến kinh nghiệm, vừa thể hiện lòng nhân ái của đạo Phật, qua đó nâng cao vịthế, trách nhiệm của nhà sư (theo Phật phái Trúc Lâm); Đồng thời, sách in từ mộcbản được phổ biến rộng rãi cũng là biện pháp để hoằng dương Phật pháp (hỗ trợdân, làm dân thêm tôn quý, khiến dân tin theo). Đó là hình thức nhập thế trực tiếpvào dân gian theo chủ trương của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử. Hiện nay, cácphương thuốc này vẫn được phổ biến rộng rãi ở nhiều chùa chiền, thiền viện, cácvùng quê góp phần cứu nhân độ thế đến nay vẫn được nhiều người ứng dụng.

* Tác phẩm thư pháp tuyệt mỹ

Bộ mộc bản được khắc công phu, cầu kỳ, tốn kém nhiều công sức. Người thợ khắcgỗ Việt Nam phải là người đa năng: giỏi chữ Hán/chữ Nôm, có bàn tay khéo léo, cócon mắt tinh tường, bản tính kiên trì/nhẫn nại/thận trọng và trình độ thẩm mỹ rất caomới tạo ra được các mộc bản này.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được khắc bằng chữ Hán và chữ Nôm với nhiều kiểu chữ khác nhau như chân thư, thảo thư, lệ thư, hành thư…, chữ khắc đẹp xứng đáng là những tác phẩm thư pháp nghệ thuật tuyệt mỹ. Nhiều trang mộc bản được các nghệ nhân xưa khắc đan xen thêm những bức họa đồ minh hoạ, đường nét tài hoa tinh tế, bố cục chặt chẽ hài hoà xứng đáng là tác phẩm đồ họa có giá trị thẩm mỹ cao.

2. Quá trình bảo tồn, khai thác giá trị Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

 

* Từ bảo quản theo cách truyền thống

Thời kỳ còn thuộc tỉnh Hà Bắc (trước năm 1997) kho Mộc bản đã được Hòa thượng Thích Thanh Duyệt là người trụ trì ở đây quan tâm bảo quản theo lối cổ truyền. Khi hòa thượng 106 tuổi qui tịch thì Thượng tọa Thích Thiện Văn tiếp tục giữ gìn bảo quản. Kế theo, Đại Đức Thích Thanh Vịnh là đệ tử của thượng tọa Thích Thiện Văn trực tiếp trụ trì và trông nom gìn giữ cũng theo lối truyền thống.

Cách bảo quản, gìn giữ kho mộc bản này theo cách truyền thống như sau: Các cụ tổ chùa cho đóng 7 cái kệ tựa như một ngôi nhà bằng gỗ nhưng quy mô nhỏ. Mỗi kệ đều có cột, có mái, có phân tầng, xung quanh làm chấn song vuông bản rộng bằng gỗ lim dày dặn, chắc chắn. Kệ có cửa, có khóa có thể mở ra được và tháo ra được nhưng phải biết cách. Sau khi xếp ván in lên kệ theo từng bộ sách một thì đóng cửa khóa lại. Mỗi kệ có từ 4 chân đến 6 chân, 8 chân cột tùy theo kệ to hay kệ nhỏ. Các chân này được kê đặt lên một cối đá giữa có trụ nổi cao. Sau đó người ta đổ dầu thực vật vào cối để chống mối, kiến… kệ này nhà chùa gọi là các tạng kinh. Các tạng ấy lại được đặt ở trong tam bảo, ngói dày có chỗ tới 30, 40cm rất mát mẻ đảm bảo nhiệt độ tốt cho việc bảo quản.

Từ khi khắc ván tới nay, các ván in kinh sách được các sư tổ cho in thành sách phát cho các chùa tu tập. Do việc in sách bằng mực tàu nên ván in được bao bọc một lớp keo mực bảo vệ vẫn bằng gỗ tốt. Vì trong mực in ấy có trộn nấu với keo da trâu. Loại keo này mùi rất khó chịu, lại có dầu nên mối mọt khó lòng mà gặm nhấm được. Hơn nữa vì ván in kinh sách lại là ván làm bằng gỗ thị. Loại gỗ này ít cong vênh, không mối mọt, chịu nước, chịu ẩm đó là một ưu thế cho việc bảo quản ván.

Mặt khác để chống cong vênh, người xưa đã cho xẻ một đường dọc theo hai đầu ván, bằng ½ que đóm hút thuốc lào rồi găm cật tre già vào đó. Biện pháp chống cong vênh này rất hữu hiệu.

*Đến khai thác, phát huy giá trị mộc bản

Kể từ năm 1994 tới 1997 kho ván này được in hai lần. Lần một do Hòa Thượng Thích Thanh Từ là người thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử trụ trì ở một ngôi chùa ở miền Nam Việt Nam ra in, rồi đem bản in về trong đó dịch và giảng giải phát triển Thiền Phái Trúc Lâm. Lần 2, Bảo tàng Hà Bắc cử đồng chí Nguyễn Văn Phong cùng đoàn sinh viên của khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về in. Như thế kho ván này tới 1997 lại được bảo quản một lần nữa.

Từ 1997 đến 2000, Bảo tàng Bắc Giang cử cán bộ về kiểm kê lại đầu sách và lại cho in. Sau lần in này, Bảo tàng Bắc Giang cho biên soạn cuốn “Chốn tổ Vĩnh Nghiêm” đưa phần nội dung tác phẩm Yên Tử nhật trình vào cuốn sách này để quảng bá cho thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Năm 2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã tiến hành in ra giấy dó rồi đóng quyển toàn bộ số lượng mộc bản lưu trữ tại chùa Vĩnh Nghiêm. Đồng thời kiểm kê, phân loại đầu sách, rồi phối hợp với viện nghiên cứu Hán Nôm lược thuật nội dung của các tác phẩm kinh, sách, luật giới trong kho mộc bản. Sau đó, được sự giúp đỡ của nhà sư Huệ Tâm, bộ sách “Yên Tử nhật trình” bằng chữ Nôm đã được đọc và cho in thành sách rất quý và rất đẹp để giới thiệu.

Sau một thời gian làm việc tích cực, đoàn kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã đưa ra một số liệu thống kê tổng hợp toàn bộ kho Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là 3050 mộc bản thuộc các thể loại: Kinh, luật, luận, truyện ký, lục, sách thuốc… được san khắc nhiều đợt khác nhau vào các năm 1873, 1881, 1884, 1886, 1907, 1932, 1935.

3. Hành trình trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới

 

Trong quá trình tư liệu hóa kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, xét thấy kho Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm có đủ yếu tố lịch sử, độc đáo và vẹn toàn để truyền tải tư tưởng của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, Ủy ban UNESCO quốc gia tư vấn tỉnh Bắc Giang xin ý kiến Bộ Ngoại giao cho lập hồ sơ kho mộc bản này để trình Ủy ban UNESCO thế giới ghi danh Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di Sản tư liệu trong Chương trình Ký ức thế giới.

Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO ra đời từ năm 1993. Mục đích để ghi nhận các di sản thuộc dạng tư liệu  trên thế giới, đó có thể là cuốn sách, bộ phim, bức ảnh, giọng nói (băng ghi âm) hay bút tích... 

Để được UNESCO công nhận thì di sản phải là tư liệu duy nhất, xác thực, độc đáo, có sự tác động, lan tỏa rộng và đang đứng trước nguy cơ mai một. Khó khăn lớn nhất là phải chứng minh mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đáp ứng đầy đủ những tiêu chí của ban tổ chức, thứ nữa phải trả lời được các phản biện trực tiếp từ các thành viên trong hội đồng.

Trong thời gian làm hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã cho tổ chức 2 hội thảo khoa học liên quan đến Thiền Phái Trúc Lâm để làm rõ hơn giá trị mà nội dung kho mộc bản phản ánh.

Quá trình lập hồ sơ được tiến hành từ năm 2009 - 2010 và đã được Ủy ban UNESCO Quốc gia chấp nhận tại vòng một, qua vòng này Ủy ban UNESCO đề nghị bổ sung hồ sơ vào tháng 11 năm 2010 để tiếp tục trình Ủy ban UNESCO thế giới.

Ngày 18/7/2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang có Kế hoạch số 710/ KH- SVHTTDL về việc lập hồ sơ “Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang”, tổ chức UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Thái Bình Dương.

Các bước hoàn thiện hồ sơ được thực hiện từ tháng 9 năm 2011. Tới ngày 16/5/2012, Ủy ban UNESCO khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã xem xét và chính thức công nhận kho Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản tư liệu trong Chương trình Ký ức thế giới với sự ủng hộ của 9/9 thành viên các nước thành viên chính thức của tổ chức.

Như vậy, sau mộc bản triều Nguyễn, 82 bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc tử giám (Hà Nội), mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản thứ ba của Việt Nam được công nhận là di sản tư liệu trong chương trình Ký ức thế giới. Đây là sự ghi nhận, tôn vinh những giá trị độc đáo của kho mộc bản và là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch trong tương lai. Đồng thời có thể xem là bước đệm quan trọng để kho mộc bản này vượt ra tầm khu vực hướng tới một danh hiệu cao nhất của nhân loại.

 

Cinet tổng hợp

Ngày cập nhật: 11/09/2014 Lượt xem: 726