I. Khái quát chung:
Hà Nội Bắc Giang, Lạng Sơn nằm trên trục đường quốc lộ 1 A là con đường Thiên lý cổ từ xưa tới nay nối liền Việt Nam với đất nước Trung Hoa rộng lớn. Đây là con đường từ xưa đã có những Quan Cử hiểm yếu, những trấn thành cổ kiên cố những trạm dừng chân cho các đoàn xứ thần của Việt Nam, Trung Hoa như: Quán cử Mục Nam quan, chiến cử Chi Lăng, chiến cử Xa lý, Bản động, Nội Bàng, trấn thành Cổ Đoàn Thành, thành Bầu, thành Kho của Lạng Sơn, thành Cần Trạm, Xương Giang trên đất Bắc Giang; thành Thị Cầu ( Bắc Ninh), thành Đông Đô ( Hà Nội). Dịch trạm Bồ Đề ( Gia Lâm), Lim ( Bắc Ninh), Xương Giang, Cầu Dinh (Bắc Giang), Bắc Lệ , Chi Lăng, Phà Lũy, Nam Quan ( Lạng Sơn). Đây đồng thời cũng là địa danh lịch sử văn hóa đã được các thư tịch cổ ghi nhận. Sự ghi nhận nhiều lần bắt đầu từ thời Lê ( thế kỷ XV) trở về sau.
Quang cảnh lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh TTXTDL
Kết nối qua lễ hội Xương Giang
Đầu thế kỷ thứ XV quân Minh sang xâm lược nước ta, chúng cho xây dựng những thành lũy trọng yếu từ Lạng Sơn đến Hà Nội như thành Lạng Sơn ( Đoàn Thành), Thành Kho, Thành Bầu ( Chi Lăng), thành Cần Trạm, thành Xương Giang ( Bắc Giang), thành Thị Cầu ( Bắc Ninh), và xây đắp thêm thành Đông Quan ( Hà Nội). Nhiệm vụ của các thành này là nằm trấn giữ con đường huyết mạch quan trọng từ Đông Đô ( Hà Nội ) đi Trung Hoa với mục đích duy trì sự cai trị của triều đình nhà Minh đối với nước ta.
Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn Thanh Hóa đánh đuổi quân Minh lên ngôi Hoàng đế, tiến quân ra Bắc vây thành Đông Quan vào năm 1426. Quân Minh do Vương Thông chỉ huy giữ thành Đông Quan, núng thế nên cho người về nước xin quân tiếp viện giả vây thành Đông Quan. Nhà Minh tức tốc sai Thái Tử nhà Minh là Liễu Thăng đem 10 vạn quân tiến vào nước ta.
Được tin Lê Lợi một mặt tiếp tục cho quân vây thành Đông Quan, một mặt cho quân triệt hạ các thành Thị Cầu, Phả Lại, Cần Trạm, Xương Giang, Chi Lăng, Pha Lũy, Lạng Sơn để bố trí quân chặn đánh viện binh nhà Lê. Các thành đều bị nghĩa quân Lam Sơn nhanh chóng triệt hạ. Riêng thành Xương Giang nghĩa quân Lam Sơn phải mất gần 9 tháng mới hạ được.
Đầu tháng 10 năm 1427 hơn 10 vạn quân nhà Minh kéo vào xâm phạm nước ta. Các trận đánh lớn nhỏ lần lượt diễn ra trên tuyến đường từ Lạng Sơn về Xương Giang.
Ngày 15 tháng 10 năm 1427 Thái tử Liễu Thăng bị chặt đầu ở trận Chi Lăng.
Ngày 18 tháng 10 phó tướng Bảo Định Bá Lương Minh nhà Minh bị chết ở trận Cần Trạm ( Kép)
Ngày 23 tháng 10 Thượng Thư Lý Khánh nhà Minh cùng kế tự vẫn trong trận Phố Cát ( Khu vực Vôi – Lạng Giang).
Tuy thế quân Minh lực vẫn mạnh nên chúng vẫn tiếp tục tiến về Xương Giang. Hơn 8 vạn quân Minh do Thôi Tụ, Hoàng Phúc bị quân ta chặn đánh buộc phải đóng quân trên cánh đồng Xương Giang thuộc khu vực Tân Dĩnh, Xuân Hương ( Lạng Giang)
Quân ta vây hãm quân Minh tại đó hơn 10 ngày v ới kế đánh Vườn không Nhà trống. Quân Minh phần thì lo sợ, phần thì bị đói, phần thì kiệt sức tiến không được lui không được. Lúc ấy nghĩa quân Lam Sơn mới đổ ra đánh địch một trận là quét sạch hơn 8 vạn quân trên cánh đồng Xương Giang. Tin chiến thắng vang dội khiến cho Đại tướng Mộc Thạch nhà Minh ở của quan Hoa Lê ( Lao Cai) run sợ vội thu quân về nước. Vương Thông ở thành Đông Quan bó gối xin hàng. Đất nước Đại Việt sạch bóng quân thù. Mùa xuân năm 1428, vua Lê khao quân mở hội ăn mừng, định công khen thưởng ba quân, 121 vi danh tướng dự hàng khai quốc công thần. Hội mừng chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang, Đông Đô khởi nguồn từ đó.
Đầu năm 1998 tỉnh Bắc Giang chỉ đạo ngành VHTTDL tổ chức mở hội chiến thắng Xương Giang nhân dịp 570 năm kỷ niêm chiến thắng Xương Giang lịch sử. Lễ hội Xương Giang được diễn ra rất hoành tráng hào hùng. Hàng vạn người tham gia vào các đoàn rước náo nức tiến về Xương Giang trong tiến trống tiến chiêng vang lừng trời đất. Cờ đỏ sao vàng, cờ hội, cờ chuối rợp khắp mọi nơi, pa no, áp phích, biểu ngữ vượt đường” Hào khí Xương Giang đời đời bất diệt”, “ Chiến thắng Xương Giang mãi còn truyền” đã gắn kết lòng người Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội thành một khối kết đoàn.
Lễ hội Xương Giang, Tp Bắc Giang. Ảnh TTXTDL
Từ Lạng Sơn đoàn rước của Chi Lăng tiến về. Từ Cần Trạm ( Kép), từ Vôi ( Lạng Giang), các đoàn của Cần Trạm, phố Cát xưa chiêng chống, cờ quạt tiến về Xương Giang. Từ Làng Kế, Châu Xuyên, Thành, Tiêu, Vẽ, Hòa Yên, Đa Mai, Song Mai, Vĩnh Ninh,……Các phường Trần Nguyên Hãn, Lê Lợi, Quang Trung, Ngô Quyền Trần Phú…của thành phố Bắc Giang cờ quạt , kiệu , ngựa, bát biểu, nghi trượng tiến về sân vận động tiến về thành phố Bắc Giang hành lễ. Những màn trình diễn văn hóa lần lượt diễn ra khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Biểu dương lực lượng để hào khí Xương Giang bất diệt.
Từ sân vận động thành phố Bắc Giang các đoàn tham gia lễ hội rước kiệu , rước lễ tiến về trung tâm thành Xương Giang kia, làm lễ báo công không khí thật tưng bừng, rực rỡ chấn động một phương trời, khiến cho ai ai cũng nói rằng: Nếu cứ duy trì lễ hội như thế này thì lễ hội Xương Giang – Chi Lăng sẽ là lễ hội cấp tỉnh, cấp quốc gia với điều kiện gắn kết với Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội thành một khối thống nhất chặt chẽ.
Từ 1998 đến nay lễ hội Xương Giang vẫn tiếp tục duy trì nhưng quy mô nhỏ lại do phòng Văn hóa Thông tin thành phố Bắc Giang chỉ đạo và xã Xương Giang tổ chức. Bên cạnh lễ hội này, UBND huyện Lạng Giang, cùng chỉ đạp phòng VHTT Lạng Giang phối hợp với các xã xung quanh thị trấn Vôi tổ chức lễ hội Cần Trạm – phố Cát tại thị trấn Vôi quy mô lế hội này cũng lớn và cũng để lại tiếng vang trong nhân dân.
Ngày nay đặt vấn đề gắn kết phát triển du lịch qua các hoạt động lễ hội chúng tôi thiết nghĩ rằng: Đây là một ý tưởng tốt đẹp nếu chúng ta làm được điều này thì rất tốt rất phù hợp cho việc phát triển du lịch tuyến Hà Nôi – Bắc Giang – Lạng Sơn bởi mấy lẽ rằng:
Thứ nhất: Bắc Giang, Lạng Sơn đã phối hợp với nhau tổ chức lễ hội chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang vào năm 1998 rất hoành tráng, rất tốt đẹp. Đây là cơ sở tốt để chúng ta tiếp tục nâng cao ý tưởng lên một bước để phát triển du lịch.
Thứ hai: Sau 1998, tỉnh Bắc Giang vẫn tiếp tục duy trì lễ hội chiến thắng Xương Giang.Từ đó trở đi chỉ gọi là chiến thắng Xương Giang nên lấy tên là lễ hội chiến thắng Xương Giang nên phạm vi lễ hội hẹp lại. Sự phối hợp với Lạng Sơn không thực hiện nữa cho nên sự kết nối để phát triển du lịch tạm dừng lại. Tuy thế sau năm 1998 có nhiều ý kiến nên đề nghị Bắc Ninh, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang cùng tổ chức lễ hội liên quan tới chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang vì rằng: Có Đông Đô thi mới có chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang; có chiến thắng Xương Giang thì mới có giải phóng Đông Đô; có giải phóng Đông Đô mới có sự thống nhất Đại Việt. Đó là một chuỗi móc xích liên hoàn không tách rời nhau. Cho nên việc xây dựng ý tưởng gắn kết phát triển du lịch qua lễ hội ở yếu tố này là có cơ sở.
Thứ ba: Nếu lấy lễ hội chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang – Đông Đô làm tiêu điểm kết nối phát triển du lịch cảu trục Hà Nội – Lạng Sơn – Bắc Giang thì phải có một cái tên lễ hội chung. Phải kết nối như thế nào đó cho chặt chẽ mới có thể thực hiện được.
Kết nối qua lễ hội Tòng Lệnh – Đền Hả
Lễ hội Tòng Lệnh ở xã Trường Giang huyện Lục Nam. Lễ hội Từ Hả ở xã Hồng Giang huyện Lục Nam, đây là 2 lễ hội liên quan tới triều Lý ( Thế kỷ XI, XII) đều nằm bên bờ sông Lục Nam, dọc theo trục đường 31 Bắc Giang – Lục Ngạn – Chi Lăng.
Hai lễ hội này là hai lễ hội có tiếng ở Lục Nam, Lục Ngạn bởi cả hai đều có diễn tích cổ rất độc đáo: Các tích cổ ở đây liên quan tới việc đánh giặc phương Bắc tế thần Nông, nghi thức nghi lễ cống lễ xưa của Ai Lao, Chiêm Thành.
Những nhân vật được thờ ở đây đều là các công chúa nhà Lý được vua Lý gả từ Thăng Long lên miền núi Châu Lạng mà trung tâm là Lục Nam, Lục Ngạn. Các Phò Mã ở đây đã ra sức phò vua giúp nước gìn giữ biên cương rất tích cực được sử sách ghi nhận. Vùng đất Bắc Giang và Lạng Sơn là địa bàn hoạt động của các Phò Mã nơi này. Dinh thự ở khu vực thờ cúng các vị thuộc đôi bở Sông Lục Nam đã được tương đồng với dấu tích ở Hoàng thành Thăng Long
Do đó nếu kết nối tuyến du lịch này vừa có ý nghĩa lịch sử văn hóa vừa có ý nghĩa du lịch sinh thái đồi vườn của Lục Nam, Lục Ngạn, nhất là vào mùa thu hoạch vải thiều ở nơi này.Đây cũng là một ưu thế để khai thác khu vực Hồ Cấm Sơn.
Kết nối phát triển du lịch qua lễ hội Yên Thế
Lễ hội Yên Thế, Bắc Giang. Ảnh TTXTDL
Yên Thế - Hà Nội – Lạng Sơn có mối liên quan từ thời khởi nghĩa Yên Thế ( cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX). Điều này được thể hiện ở chỗ:
Hoàng Hoa Thám trước khi trở thành thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa Yên Thế thì ông lên Hữu Lũng tham gia phong trào khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh và được Hoàng Đình Kinh nhận làm con nuôi. Sau đó ông từ biệt Hoàng Đình Kinh trở về Yên Thế tham gia khởi nghĩa ở quê hương Yên Thế của ông.
Trong thời Hoàng Hoa Thám làm thủ lĩnh (1892 – 1913) ông đã cùng những người yêu nước ở Hà Nội mưa đánh Pháp. Trong đó Vụ Hà Thành đầu độc thực dân pháp cho rằng ông có dính dáng cho nên năm 1909 Pháp bất ngờ tấn công Phồn Xương đánh lại Đề Thám.
Với các mối quan hệ như thế khi hội Yên Thế tổ chức vào 16 tháng 3 dương lịch nếu kết nối được chúng ta sẽ có một tuyến liên kết du lịch từ Hà Nội lên Yên Thế và lên vùng núi đá Cai Kinh để đi Lạng Sơn. Đây cũng là một hướng mở nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế cần quan tâm xem xét thêm. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nào lễ hội Yên Thế được nâng cấp lên một tầng nữa.
Nhận xét
Có thể nói rằng việc kết nối du lịch Bắc Giang – Lạng Sơn – Hà Nội sơ bộ có 3 hướng như trên. Đó là 3 hướng mang tính lịch sử văn hóa. Song ba hướng này còn thiếu nhiều điều kiện nên việc kết nối chưa có thể thực hiện được nếu như không có chủ trương của nhà nước.
Tuy thế vẫn còn một hướng nữa là: Con đường du lịch tâm linh Tây Yên Tử. Tuyến này theo chúng tôi nghĩ cũng có thể thu hút phát triển du lịch được vì con đường này gắn với các ngôi chùa liên quan tới thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như: chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bình Long, chùa Hồ Bấc – Suối Mỡ - khu Đồng Thông. Đây là tuyến vừa có di tích chùa tháp, đền mẫu, cảnh quan sinh thái…Tuy thế để trở thành hiện thực thì cũng còn phải chờ trong thời gian tới.
Trần Văn Lạng