Thông tin du lịch Bắc Giang

Trang chủ Du lịch công cộng Khám phá Nghiên cứu và Trao đổi HÀ NỘI – Cơ hội hợp tác ,đầu tư, liên kết phát triển du lịch với Bắc Giang, Lạng Sơn

HÀ NỘI – Cơ hội hợp tác ,đầu tư, liên kết phát triển du lịch với Bắc Giang, Lạng Sơn

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm văn hóa lớn; trung tâmkhoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn của cả nước; trung tâm kinh tế tài chính lớn, đóng gópquan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước;  nơi có nhiều lợi thế so sánh để phát triển dulịch với tiềm năng du lịch đa dạng phong phú, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuậtdu lịch khá đồng bộ, cửa khẩu hàng không quốc tế - sân bay Nội Bài lớn nhất khu vực phíaBắc. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội giữ vị trí đặc biệt quan trọng với vaitrò là Trung tâm du lịch của Vùng du lịch Bắc bộ là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất ViệtNam.

Sau khi mở rộng về địa giới hành chính từ ngày 01/8/2008, Hà Nội đã có thêm nhiều điều kiệnthuận lợi để xây dựng Thủ đô với một không gian đô thị hiện đại bên cạnh một đô thị lịch sử, cổkính. Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành du lịch Thủ đô phát triển đa dạng hóa những loạihình du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch làng nghề, làng Việtcổ…  Bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh của Thủ đô Hà Nội cũ như: du lịch vănhóa - lịch sử, du lịch phố nghề, làng nghề, du lịch tổ chức các sự kiện, hội nghị hội thảo mangtầm khu vực, quốc tế (du lịch MICE)

.

Ảnh sưu tầm

Với vai trò là trung tâm du lịch, trung tâm phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Bắc, Hà Nội đóng một vai trò hết sức quạn trong chiến lược phát triển du lịch của khu vực Miền Bắc. Chính vì vậy, sự phát triển của du lịch Hà Nội có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển du lịch nói chung của các địa phương khác, trong đó có các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn.

 Xác định công tác tuyên truyền quảng bá, đưa thông tin về du lịch đến các thị trường trong nước và quốc tế sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, ngành du lịch Hà Nội đã lựa chọn thị trường trọng điểm để tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

Hình ảnh của Thủ đô Hà Nội - Thành phố du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện đã được tuyên truyền sâu rộng, đậm nét tới đông đảo bạn bè, du khách trong nước và quốc tế. Các sản phẩm du lịch độc đáo đậm chất văn hóa truyền thống của Thủ đô đã được quảng bá rộng rãi tới du khách... Ngành Du lịch đã tổ chức thành công nhiều sự kiện như: Hội nghị lần thứ 7 của Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á (CPTA) do Hà Nội đăng cai là nước chủ nhà vào tháng 10/2008. Tham gia Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2009) và Hội chợ du lịch Travex tại Hà Nội từ ngày 10 -12/01/2009.

Tổ chức thành công năm Du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội với 2 sự kiện lớn là: Liên hoan Du lịch Quốc tế Thăng Long - Hà Nội 2010 (thu hút được sự tham gia của gần  200 tổ chức - doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 319 gian hàng của doanh nghiệp trong và ngoài nước) và Liên hoan ẩm thực Hà Thành - đã quy tụ được nét đặc sắc của văn hoá - ẩm thực ở 14 địa phương đại diện cho các vùng miền trong cả nước như: Hà Nội, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận; Tiền Giang...

- Các hoạt động hợp tác quốc tế:

+  Phối hợp về du lịch với cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch của 7 quốc gia (Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Cu Ba, Lào, Campuchia, Myanmar), 28 đại sứ quán và 4 tỉnh, thành phố nước ngoài (Tokyo, Kuala Lumpur, Bang Kok và Quảng Tây), đại diện lãnh đạo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Châu Á-TBD (PATA) và đại diện Hội đồng Xúc tiến Du lịch Châu Á (CPTA).

+ Phối hợp liên kết phát triển du lịch Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) Luông-phra-băng (Lào), Tây Ban Nha, Nhật, Hàn Quốc, Pháp...

+ Tổ chức thành công Hội thảo Du lịch Quốc tế với chủ đề “Phát huy giá trị các di sản văn hóa và làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch” đã thu hút sự tham gia của các học giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch, các đại biểu khách quốc tế đặc biệt là Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổng cục Du lịch, Sở VH,TT&DL Hà Nội và một số hãng lữ hành trong nước và quốc tế đã nêu bật được các giá trị văn hóa - lịch sử rất giàu có, phong phú, đa dạng của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến cũng như đề xuất các giải pháp nhằm khai thác để phát triển du lịch một cách bền vững.

+ Phối hợp triển khai có hiệu quả bước đầu hoạt động du lịch trong chương trình hợp tác Hành lang Kinh tế Đông Tây giữa UBND Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

- Đối với các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước: Du lịch Hà Nội ký văn bản hợp tác du lịch với khoảng 20 tỉnh thành, phối hợp với các ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các địa phương trọng điểm về du lịch trong cả nước để khảo sát, trao đổi học tập kinh nghiệm và hợp tác phát triển du lịch, tham gia các lễ hội, hội chợ, liên hoan du lịch ở một số địa phương trong nước, tham gia sự kiện du lịch ở hơn 30 tỉnh thành trong cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Điện Biên, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh…

- Tổ chức 3 trung tâm thông tin du lịch tại các cửa ngõ đón khách du lịch, điểm du lịch quan trọng như sân bay quốc tế Nội Bài, khu vực Hồ Hoàn Kiếm; đầu tư khoảng 40 kiốt du lịch tại các khách sạn, nhà ga, các điểm di tích lịch sử, danh thắng, trung tâm công cộng với ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Việt để cung cấp thông tin cho khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hà Nội.

Thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, tham gia các diễn đàn và chương trình hợp tác tiểu vùng, khu vực, vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương tích cực tuyên truyền giới thiệu về tiềm năng du lịch, các khu điểm du lịch, các chương trình du lịch hấp dẫn của tỉnh để thu hút khách đồng thời nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân trong tỉnh về phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng đã biên soạn và phát hành nhiều ấn phẩm và phim ngắn quảng bá, giới thiệu về du lịch bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung quốc và nhiều tập gấp quảng bá các điểm du lịch, các làng nghề truyền thống. Xây dựng và củng cố  duy trì trang Web Du lịch. Xây dựng các biển chỉ dẫn quảng bá tại các trục đường chính đến các làng nghề du lịch trọng điểm như mây tre đan Phú Vinh, lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ...

Với những kết quả đã đạt được như vậy, tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi, trong những năm qua, lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của nó.Chính vì vậy, trong định hướng phát triển du lịch của Thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030 sẽ tập trung phát huy, sử dụng có hiệu quả những lợi thế so sánh của thủ đô, tạo ra một bước phát triển mới cả về lượng và chất cho ngành du lịch Phấn đấu đến năm 2020 đưa Hà Nội trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực. Đến năm 2030 trở thành thành phố dịch vụ du lịch cao cấp, điểm đến du lịch ưa chuộng trên thế gới và trong khu vực.

- Năm 2010 đón 1,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 10 triệu khách du lịch nội địa. Năm 2015 đón 2,5 triệu khách quốc tế và 14,2 triệu khách nội địa; năm 2015 thu nhập đạt 2.093,3 triệu  USD tương đương 43.959 tỷ VNĐ.

- Đến năm 2020: Năm 2020 đón 3,2 triệu khách quốc tế và 20,0 triệu khách nội địa; thu nhập đạt 3.794,0 triệu  USD tương đương 79.674 tỷ VNĐ.

Để thực hiện được mục tiêu trên, trong những năm tới, ngành du lịch Hà Nội sẽ tập trung vào khai thác các sản phẩm có lợi thế so sách để thu hút các đối tượng khách du lịch sau:

Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cùng với đa dạng hóa các sản phẩm du lịch: MICE, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đô thị, trong đó tập trung phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù tại các khu/điểm du lịch bao gồm:

- Công viên lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long.

- Mở rộng không gian tuyến phố đi bộ khu vực phố cổ - hồ Hoàn Kiếm

- Khu du lịch văn hóa lễ hội và thắng cảnh Hương Sơn.

- Khu du lịch sinh thái, văn hoá và nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn

- Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

- Khu DL sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí phức hợp sườn tây núi Ba Vì

- Khu du lịch nghỉ dưỡng Làng quê Việt.

Để làm được điều đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Du lịch Hà Nội đặt ra trong những năm tới đó là cần phải Tăng cường công tác tuyên truyền - quảng bá, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến Du lịch trong và ngoài nước, với những nội dung chính như:

- Xây dựng chiến lược tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch một cách dài hạn, trước mắt cần tập trung tuyên truyền quảng bá vào các thị trường trọng điểm như Bắc Á, Bắc Mỹ và Châu Âu, Úc.

- Tăng cường liên kết, hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế, các thành phố, cơ quan du lịch khách trên thế giới để mở rộng thị trường ; tăng cường tham gia vào các chương trình, hoạt động, sự kiện xúc tiến du lịch trên thế giới.

- Thường xuyên tổ chức các đoàn FAM Trip, PRESS Trip, các phóng viên, báo chí quốc tế đến viết bài, tuyên truyền quảng bá về du lịch Thủ đô.

- Tiếp tục tăng cường, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động, ấn phẩm quản bá xúc tiến du lịch của Thàn phố như : phát hành tờ rơi, tập gấp, sách hướng dẫn, bản đồ, đĩa phim, trang web ... về du lịch.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình của Trung ương, Thành phố và các tỉnh khác để tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội.

 

Về vai trò của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội trong hoạt động xúc tiến Du lịch khu vực Phía Bắc nói chung và hai địa phương Bắc Giang và Lạng Sơn nói riêng:

Như chúng ta đã biết Hà Nội là trung tâm du lịch vùng Bắc Bộ và cả nước – hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn lại có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch.

Đối với Bắc Giang, là tỉnh có vị trí gần Thủ đô, hệ thống giao thông nối đến các địa phương khác tương đối thuận lợi. Bắc Giang nằm trong trục đường quốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị giáp Trung Quốc và năm trên trục đường xuyên Á và hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng; vùng phụ cận của hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Bắc Giang có nhiều thắng cảnh thiên nhiên có thể đầu tư qui hoạch cho phát triển du lịch: Suối Mỡ, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, rừng Khe Rỗ, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử… Không chỉ có vậy, về tài nguyên nhân văn: Bắc Giang có hơn 2000 di tích, hệ thống đình chùa lăng tẩm gắn liền với dấu ấn đạo Phật: chùa Đức La; chùa Bổ Đà; đình, chùa Lỗ Hạnh; đình, chùa, làng gốm cổ Thổ Hà; chùa Tiên Lục nơi có cây dã hương đại cổ thụ ngàn năm tuổi… đáng chú ý là hơn 3000 Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là di sản kí ức thế giới vào năm nay. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hàng năm có tới 500 lễ hội văn hóa cổ truyền của nhiều dân tộc cùng sinh sống. Đặc biệt hơn, tại mảnh đất này còn có hơn 20 làng quan họ dọc sông Cầu còn lưu giữ được rất nhiều truyền thống và làn điệu Quan họ cổ tiêu biểu đặc sắc cho văn hóa Kinh Bắc. Nhắc tới Bắc Giang, chúng ta cũng không thể nào quên được những đặc sản nổi tiếng đã đi vào tiềm thức của mọi người như: Vải thiều Lục Ngạn, Bánh đa Kế, rượu làng Vân, mì Chũ… đây cũng là nguồn tài nguyên ẩm thực quý phục vụ cho khai thác du lịch.

Đối với Lạng Sơn, đây là tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc, có phong cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ, sơn thuỷ hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh như: Mẫu Sơn; núi và tượng nàng Tô Thị; sông Kỳ Cùng; động Tam Thanh, Nhị Thanh; chùa Tiên; đền Mẫu Cửu Trùng; thành nhà Mạc...

Lạng Sơn là địa phương có hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với Thủ đô Hà Nội cả đường bộ, đường sắt và đường ô tô đi các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cao Bằng. Lạng Sơn có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài 253km, có cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị khang trang và sầm uất, rất thuận tiện cho giao thương và trao đổi khách du lịch. Lạng Sơn còn có các đặc sản nổi tiếng như: đào, gà 6 cựa, rượu Mẫu Sơn, vịt quay, lợn quay với móc mật, ngồng cải luộc chấm trứng…

Với những tiềm năng trên, Bắc Giang và Lạng Sơn có một số điểm thuận lợi để đầu tư, khai thác tạo sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn cho du khách.

Để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ hơn tại hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn; ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong công tác phát triển du lịch, qua đó tạo ra sự gắn kết, bổ sung cho nhau, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, có chất lượng cao, hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm mục tiêu nâng cao sức hấp dẫn của du lịch hai địa phương, vì sự phát triển du lịch bền vững.

Hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hà Nội và hai tỉnh Bắc Giang – Lạng Sơn cần dựa trên cơ sở hiệu quả, chất lượng. Kết hợp hài hòa việc hợp tác giữa các địa phương và sự hợp tác với các thành phố, địa phương khác trong cả nước.

Để thúc đẩy sự phát triển du lịch giữa ba địa phương Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn nói chung và hợp tác trong các hoạt động xúc tiến du lịch nói riêng đạt được những kết quả tốt; chúng ta cần có tiến hành hợp tác một cách toàn diện trên cơ sở các nội dung chính sau :

- Hợp tác trong việc đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, bền vững của mỗi địa phương; tạo tiền đề trong việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tránh được sự trùng lắp, gầy nhàm chán cho khách du lịch.

- Xây dựng các chương trình, tuyến du lịch mang những nét đặc trưng riêng của mỗi địa phương.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Trong đó, các bên có thể hợp tác trong các hoạt động xúc tiến du lịch nước ngoài và hỗ trợ nhau trong việc thu hút khách du lịch nội địa tại mỗi địa phương.

- Xây dựng các chương trình trao đổi nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ quản lý nhà nước, xúc tiến du lịch và cho đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp du lịch.

- Phối hợp nghiên cứu đề xuất, bổ sung cơ chế chính sách của nhà nước; đặc biệt trong hoạt động đầu tư, cơ chế chính sách cho xúc tiến du lịch.

Để triển khai những nhiệm vụ trên, trong những năm tới, Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp với hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn trong một số công việc cụ thể như sau:

1. Tổ chức cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp Du lịch, các nhà đầu tư lớn trên địa bàn Hà Nội tìm hiểu các cơ hội, thực hiện các dự án phát triển du lịch tại hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, tập trung vào các dự án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch làng quê, du lịch sinh thái, khách sạn, khu vui chơi giải trí...

2. Cùng với Bắc Giang và Lạng Sơn xây dựng các chương trình du lịch mang những nét đặc trưng: du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch mua sắm - ẩm thực... để các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội đưa khách đến các tỉnh Bắc Giang – Lạng Sơn và tăng thời gian lưu lại của du khách.

3. Quảng bá giới thiệu về Văn hóa - Du lịch các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn trong các chương trình xúc tiến, quảng bá của Hà Nội. Đưa thông tin về du lịch Bắc Giang – Lạng Sơn lên trang Web, quầy thông tin, một số ấn phẩm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Là đầu mối để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang và Lạng Sơn phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới trong việc tuyên truyền quảng bá du lịch các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn.

4. Thường xuyên cung cấp các thông tin về kinh tế, du lịch, dự báo thị trường trong và ngoài nước cho các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn.

5. Phối hợp tổ chức cho các cán bộ nghiệp vụ du lịch của các Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm về xây dựng sản phẩm du lịch, thông tin xúc tiến và quảng bá du lịch… Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch tham gia tìm hiểu, nghiên cứu thị trường du lịch tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, để nội dung hợp tác được triển khai có hiệu quả, Ngành Du lịch Hà Nội cũng đề xuất một số nội dung có liên quan đến lĩnh vực thông tin và xúc tiến du lịch với hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn một số nội dung như sau:

1. Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Hà Nội, tham gia tích cực vào các hoạt động nhằm phát triển du lịch của hai địa phương. Các Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn cung cấp thông tin về chiến lược, quy hoạch, tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch, các dự án kêu gọi đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư...

2. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức buổi làm việc giới thiệu về tiềm năng du lịch, cơ hội đầu tư với các nhà đầu tư, các hãng lữ hành của Hà Nội tại Hà Nội.

3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội tiến hành nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các tour du lịch sinh thái – làng quê, du lịch văn hóa – mua sắm - ẩm thực… là đầu mối đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để xây dựng các tour du lịch hấp dẫn, và đảm bảo chất lượng.

4. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch, có biện pháp tích cực xây dựng  môi trường du lịch lành mạnh.

6. Tham gia các hoạt động, sự kiện du lịch do Hà Nội tổ chức và các sự kiện du lịch diễn ra trên địa bàn Hà Nội. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về các sản phẩm, chương trình du lịch mới; các ấn phẩm xúc tiến du lịch du lịch của mỗi địa phương.

7. Thông tin và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch Hà Nội đưa khách đến hai tỉnhBắc Giang và Lạng Sơn.

 

Ths. Bùi Duy Quang

Giám đốc - Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Hà Nội

Ngày cập nhật: 23/09/2014 Lượt xem: 500