Khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có để phát triển du lịch là một trong những định hướng của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang từ các kỳ đại hội XVII và XVII. Sau 10 năm,du lịch Bắc Giang gần như đi từ không đến có. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây các nội dung phát triển du lịch về hạ tầng kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ đạt được những mục tiêu quan trọng, các chỉ tiêu về thu hút đầu tư, doanh thu, số lượt du khách đến Bắc Giang đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra giai đoạn 2016- 2020.
Du khách trải nghiệm tại bản Ven
Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với những tiền năng, lợi thế của tỉnh, trong 5 năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa chủ trương của Trung ương, của tỉnh về phát triển du lịch như: Nghị quyết số 44-NQ/TU ngày 30/3/2016 của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển VHTTDL tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó trọng tâm là điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch…
Sau 5 năm triển khai đồng bộ các giải pháp về phát triển du lịch, ngành Du lịch Bắc Giang đã đạt được một số kết quả tích cực. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,nhất là hệ thống giao thông; tiêu biểu như xây dựng mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A (tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn);cải tạo, nâng cấp trải nhựa mặt đường tuyến đường tỉnh 293 với mức đầu tư có 60 tỷ đồng. Hoàn thiện thi công dự án đường vành đai IV nối cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn qua các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa tạo tuyến giao thông thuận tiện đến chùa Bổ Đà huyện Việt Yên; triển khai thi công đường tỉnh 293 kéo dài, đoạn Thanh Sơn - Hạ Mi nối với quốc lộ 279 dài hơn 16km kết nối Quảng Ninh với Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử... Nhiều chương trình, dự án, cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch được quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Đặc biệt, năm 2018, ngành VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư du lịch, UBND tỉnh trao 16 Quyết định chủ trương đầu tư, biên bản ghi nhớ đầu tư 16 dự án cho 10 tập đoàn, doanh nghiệp với tổng số vốn trên 35.000 tỷ đồng.Đến nay, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, số nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tăng cao, hiện có 431 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 5.200 buồng nghỉ, tăng 115 cơ sở so với trước khi có Nghị quyết. Trong đó có 3 KS 3 sao,01 khách sạn4 sao đáp ứng nhu cầu của du khách...
Sân golf dịch vụ Yên Dũng Cùng với quy hoạch, đầu tư kinh phí tu bổ, tôn tạo gắn với phát triển du lịch bền vững tại các di tích quốc gia đặc biệt và các di tích quốc gia; một số dự án mới đầu tư hoàn thành, đưa vào hoạt động, khai thác có hiệu quả như: Đền Xương Giang; Nhà lưu giữ và trưng bày Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm; Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân; Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng; Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử; Sân golf Yên Dũng; Điểm du lịch cộng đồng Bản Ven xã Xuân Lương huyện Yên Thế và Bản Nà Ó, xã An Lạc, huyện Sơn Động…tạo điểm nhấn cho du lịch Bắc Giang, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
Đã xây dựng hình thành một số tour, tuyến trong tỉnh và mở rộng liên kết, các tour tuyến du lịch với các tỉnh như: Mẫu Sơn, Lạng Sơn; Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên; Hạ Long, Khu danh thắng Yên Tử, Quảng Ninh; Côn Sơn - Kiếp Bạc, Hải Dương...; tích cực tham gia trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch được tỉnh và các huyện, thành phố tổ chức thành công đã thu hút được đông đảo du khách tới Bắc Giang.Qua đó, lượng khách du lịch đến Bắc Giang tăng mạnh cả về khách trong nước và quốc tế, tăng trưởng bình quân trên 20%/năm; năm 2019 là năm cao nhất, đón khoảng 02 triệu lượt khách, vượt gấp 02 lần so với mục tiêu Đại hội.
Khu lưu niệm 6 Điều Bác Hồ dạy CAND Theo ông Trần Minh Hà- Giám đốc Sở VHTTDL thì tuy có bước phát triển khá song quy mô kinh tế du lịch của tỉnh còn nhỏ, manh mún; chưa xây dựng được khu du lịch, điểm du lịch nào có tầm cỡ, tạo điểm nhấn;chưa xây dựng được sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, độc đáo, hấp dẫn của tỉnh. Công tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịch hiệu quả còn thấp. Việc thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm năng cho phát triển du lịch. Hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính mùa vụ, số ngày lưu trú của khách du lịch còn ngắn...Với những hạn chế, tồn tại có cả nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, trong đó một số nguyên nhân chủ yếu là: Nhận thức về vai trò trong sự phát triển kinh tế- xã hội của một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức; tuy có tiềm năng về du lịch nhưng chưa thực sự mạnh dạn đề xuất, tìm biện pháp để phát triển du lịch; tỉnh còn chưa ban hành cơ chế, chính sách rõ ràng về thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Bản Bắc Hoa. Ảnh Nguyễn Trường Sinh Để khai thác các tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, thời gian tới Bắc Giang cần sớm có các giải pháp mang tính đột phá trong phát triển du lịch trong đó cần tập trung:
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổ chứctốt các nội dung quy hoạch du lịch tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục đưa công tác phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX. Phấn đấu đến năm 2025.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác quy hoạch, mời gọi thu hút đầu tư phát triển du lịch.Đa dạng các hình thức thu hút đầu tư cho phát triển các khu, điểm du lịch, duy trì, khai thác tốt các lễ hội, hoạt động văn hóa, phát triển các làng nghề. Gắn kết chặt chẽ công tác quy hoạch, tu bổ, tôn tạo di tích với phát triển du lịch bền vững, nhất là đối với các di tích trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch văn hóa-tâm linh; khai thác có hiệu quả Dân ca Quan họ,Ca trù, Chèo, hát Chầu văn, hát Then-đàn tính, dân ca các dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch…
Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch, di tích lịch sử có giá trị. Tập trung xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch: văn hóa - tâm linh; lịch sử - văn hóa; sinh thái - nghỉ dưỡng; vui chơi, mua sắm giải trí (kết hợp với phát triển hệ thống sân golf). Quan tâm đến việc phát triển du lịch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá tiềm năng thu hút đầu tư du lịch và thu hút khách du lịch.Tăng cường công tác liên kết và hình thành các tour du lịch liên kết vùng và liên kết với các tỉnh, thành phố trong khu vực; Tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch mang tính đặc trưng của tỉnh để giới thiệu, quảng bá, thu hút khách du lịch.
Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0; Hoàn thành việc xây dựng và vận hành hiệu quả Cổng thông tin du lịch thông minh; tích hợp quản lý cơ sở lưu trú trực tuyến; Quản lý báo cáo và thu thập số liệu động; Bản đồ số hóa du lịch…
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực làm du lịch, đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lýđiểm đến cho các Ban Quản lý các di tích, khu, điểm du lịch trong tỉnh. Đồng thời tăng cường vài trò quản lý nhà nước về du lịch./.
Hà Yến