Thông tin du lịch Bắc Giang

Quy chế tổ chức lễ hội ngành nghề


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Tờ trình số 276/TTr-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2014 về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội ngành nghề.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Văn hoá, Thế thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng quy chế tố chức lễ hội (festival) ngành nghề theo hướng tố chức 5 năm/một lần; Thực hiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng hoàn thiện Dự thảo Quy chế tổ chức lễ hội ngành nghề trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 161/TTr- BVHTTDL ngày 22 tháng 8 năm 2012 và Tờ trình số 269/TTr-BVHTTDL ngày 21 tháng 12 năm 2012 kèm theo các văn bản liên quan và Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức lễ hội ngành nghề trình thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27 tháng 9 năm 2012, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận được Công văn số 7592/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc hoàn thiện Quy chế tổ chức lễ hội (festival) ngành nghề Việt Nam theo hướng xây dựng tiêu chí phân loại lễ hội, quy mô, cấp độ tổ chức lễ hội; Cân nhắc làm rõ thêm về nguồn kỉnh phí tổ chức lễ hội và quy định rõ ràng hơn về điều kiện, quy trình tổ chức lễ hội ngành nghề, trách nhiệm và thủ tục thâm định của các cơ quan chức năng; chuyển phần trách nhiệm về quản lý lễ hội ngành nghề (Điều 13) sang Chương III và bỏ Điều 14 của dự thảo Quy chế.
Theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 456/VPCP- KGVX ngày 15/01/2013, Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, bổ sung và chỉnh sửa trực tiếp vào dự thảo Quy chế. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cụ thế như sau:
Về nội dung tiếp thu chỉnh sửa dự thảo quy chế: Xây dựng tiêu chí phân loại lễ hội: Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Có nhiều loại lễ hội như: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử, cách mạng, lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam... Hiện nay, việc quản lý và tố chức các loại hình lễ hội trên đã được quy định cụ thế tại Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Riêng lễ hội (festival) ngành nghề là một loại hình lễ hội mới xuất hiện thời gian gần đây, chủ yếu từ năm 2009 nên chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh. Lễ hội này được tổ chức theo một ngành, một nghề hoặc một nhóm ngành nghề nhất định với mục đích tố chức nhằm quảng bá và tôn vinh cho chính thương hiệu, sản phẩm của ngành nghề đó. Do vậy, tiêu chí để phân biệt loại hình lễ hội này với các loại hình lễ hội khác chính là yếu tố ngành nghề. Dự thảo Quy chế đã quy định tại khoản 2 Điều 1: Lễ hội ngành nghề bao gồm: Lễ hội ngành nghề thủ công truyền thống; Lễ hội ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; Lễ hội ngành nghề khác.
Tiêu chí xác định Quy mô lễ hội, cấp độ tố chức lễ hội: Lễ hội ngành nghề (festival) do mới xuất hiện nên việc phân cấp quy mô, cấp độ tổ chức lễ hội thời gian qua là hoàn toàn tự phát. Phần lớn các lễ hội do cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành tự đặt tên, tự nâng cấp là lễ hội cấp Quốc gia, cấp Quốc tế, mà chưa dựa trên một tiêu chí hay cơ sở pháp lý nào. Tiếp thu ý kiến của chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉnh sửa bổ sung:
Về quy mô lễ hội ngành nghề và thời gian tổ chức:
Lễ hội ngành nghề quy mô quốc gia: là lễ hội có đủ các tiêu chí: Lễ hội về ngành nghề mà nghề, sản phẩm ngành nghề có thương hiệu ở 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng sản phẩm ngành nghề đó có giá trị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng hoặc cả nước; Lễ hội về ngành nghề mà sản phẩm ngành nghề có giá trị, thương hiệu tầm quốc gia, quốc tế; Có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân của 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc có ở một tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương nhưng sản phẩm ngành nghề đó có giá trị thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho vùng hoặc cả nước; Do Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể chủ trì hoặc đồng chủ trì tố chức; Lễ hội quy mô quốc gia được tổ chức định kỳ 5 năm một lần. Thời gian tổ chức lễ hội không quá 07 ngày.
Lễ hội ngành nghề quy mô cấp tỉnh: là lễ hội ngành nghề không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Lễ hội quy mô cấp tỉnh được tổ chức định kỳ 3 năm một lần và không trùng với năm đã được tố chức ở quy mô quốc gia. Thời gian tổ chức lễ hội không quá 05 ngày.
Về thẩm quyền quyết định tổ chức lễ hội: Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Lễ hội ngành nghề quy mô cấp quốc gia; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tổ chức Lễ hội ngành nghề quy mô cấp tỉnh.
Quy trình tổ chức lễ hội ngành, nghề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khi tố chức lễ hội ngành nghề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ, ngành và các cơ quan Trung ương, địa phương liên quan về tổ chức lễ hội ngành nghề; Lấy ý kiến thẩm định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về nội dung tố chức các hoạt động văn hoá, the thao và du lịch trong lễ hội ngành nghề; Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; Tiến hành tổ chức lễ hội ngành nghề theo đúng nội dung, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện đúng các quy định về chi tiêu, thanh toán tài chính; Báo cáo tóm tắt kết quả tố chức lễ hội trong phạm vi 20 ngày kế từ khi kết thúc lễ hội ngành nghề gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp.
Về quy trình tổ chức lễ hội ngành, nghề thuộc thẳm quyền quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tổ chức lễ hội ngành nghề thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan về tố chức lẽ hội ngành nghề; Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; Tiến hành tổ chức lễ hội theo đúng chương trình, đề án đã Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; thực hiện đúng các quy định về chi tiêu, thanh toán tài chính; Báo cáo tóm tắt kết quả tổ chức lễ hội trong phạm vi 20 ngày kể từ khi kết thúc lễ hội ngành, nghề gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp.
Về nguồn kinh phí tổ chức lễ hội: Kinh phí tố chức lễ hội ngành nghề do cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp có hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước thì kinh phí hỗ trợ không quá 50% kinh phí tố chức và thực hiện theo quy định về quản lý ngân sách nhà nước.
Về tên gọi Quy chế: Tại Công văn số 665/VPCP-KTN ngày 28/01/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và Công văn số 184/TTg-KTN ngày 10/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Quy chế tổ chức festival ngành nghề theo hướng 5 năm/1 lần trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Trong quá trình soạn thảo, Ban soạn thảo và Tố biên tập đã nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương để tiếp thu hoàn thiện Dự thảo Quy chế, trong đó về tên gọi Quy chế, một số cơ quan Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh/thành phố đã có ý kiến đề nghị không đặt tên Quy chế festival ngành nghề vì festival là từ tiếng Anh, trong văn bản quy phạm pháp luật không sử dụng tiếng Anh mà sử dụng tiếng Việt, do đó cần thay từ “festival” bằng từ “lễ hội”. Tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, tỉnh/thành phố; ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, quan điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sử dụng tên gọi Quy chế: Quy chế tổ chức lễ hội ngành nghề và đã soạn thảo Quy chế theo nội dung này.
Theo Cinet.gov.vn

Liên hệ quảng cáo

470 x 88

Liên hệ quảng cáo

360 x 600