Thông tin du lịch Bắc Giang

Hội thảo khoa học Di sản văn hóa từ Phủ Lạng Thương đến thành phố Bắc Giang

Sáng ngày 16/10/2015, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở VHTTDL phối hợp với UBND thành phố Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học “Di sản văn hóa từ phủ Lạng Thương đến thành phố Bắc Giang”. Tham dự có các nhà khoa học, nhà quản lý: GS Sử học Lê Văn Lan; PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thế Chính, Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Giang; các Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Giang Dương Hồng Cơ, Nguyễn Sĩ Cầm, Nguyễn Phúc Thương; lãnh đạo các phòng thuộc Sở VHTTDL; lãnh đạo Phòng VHTT các huyện, thành phố. Phía thành phố Bắc Giang có đồng chí Đỗ Xuân Huấn, Chủ tịch UBND thành phố; lãnh đạo một số phòng, ban, xã, phường thuộc thành phố Bắc Giang; các giáo viện dạy môn lịch sử tại các Trường THCS trên địa bàn thành phố Bắc Giang…
Đồng chí Nguyễn Thế Chính, Giám đốc Sở VHTTDL đọc đề dẫn Hội thảo
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thế Chính, Giám đốc Sở VHTTDL nêu rõ: Ngày 10/10/1895, tỉnh Bắc Giang được thành lập, Phủ Lạng Thương trở thành trung tâm tỉnh lỵ. Từ một căn cứ quân sự, Phủ Lạng Thương đã trở thành một đô thị với nhiều phố lớn, nhà ga, bến cảng, công viên, sân vận động…Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Phủ Lạng Thương là một trong những địa phương sớm khởi nghĩa và giành chính quyền. Từ năm 1959, thị xã Phủ Lạng Thương đổi tên thành thị xã Bắc Giang. Từ năm 1997, sau khi chia tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, thị xã Bắc Giang trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Giang. Ngày 7/6/2005, thị xã Bắc Giang trở thành thành phố Bắc Giang theo Nghị định số 75/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 3/12/2014, thành phố Bắc Giang được Thủ tướng Quyết định công nhận là đô thị loại II. Từ phủ Lạng Thương xưa đến thành phố Bắc Giang ngày nay, đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và văn hiến. Đến nay, nhiều Di sản văn hóa vẫn còn nguyên giá trị. Bên cạnh đó, do chịu tác động của chiến trang, thiên tai không ít Di sản bị mai một, biến đổi. Từ đó, đặt ra yêu cầu nghiên cứu, bản tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong diều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. 
Quang Cảnh Hội thảo. Ảnh: Phí Trường Giang
Hội thảo đã ghi nhận nhiều bài tham luận của các đại biểu là các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý ở Trung ương và địa phương. Nội dung các tham luận đã phân tích khá rõ bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển của đô thị Bắc Giang; các giá trị văn hóa của thành phố Bắc Giang, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị Di sản văn hóa cho hôm nay và mai sau. Những tham luận tiêu biểu được trình bày và gửi đến Hội thảo như: “Xây dựng Bắc Giang hiện đại văn minh trên cở sở phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc” của PGS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; “ Mấy nét phác thảo về đội ngũ danh nhân văn hóa vùng đất Phủ Lạng Thương” của TS. Khổng Đức Thiêm; “Gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch tại thành phố Bắc Giang” của tác giả Nguyễn Thế Chính, Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Giang; “Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Xương Giang” của tác giả Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Giang…
Phát biểu kết luận Hội thảo, GS Sử học Lê Văn Lan đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức Hội thảo; đồng tình với những nhóm giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các Di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Đặc biệt, GS đồng tình với những kiến nghị đổi tên thành phố Bắc Giang thành thành phố Phủ Lạng Thương. Nhân dịp này, GS cũng đưa ra nột số giải pháp cụ thể nhằm phát huy giá trị các Di sản văn hóa trên địa bàn thành phố, tiến tới xây dựng các quy hoạch đồng bộ để triển khai công tác này đạt hiệu quả thiết thực.

Tin, ảnh Phí Trường Giang

Liên hệ quảng cáo

470 x 88

Liên hệ quảng cáo

360 x 600