Thông tin du lịch Bắc Giang

Bắc Giang: Lễ Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

Tối 9/10/2015, tại Quảng trường 3/2 (TP Bắc Giang), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Giang 10/10 (1895 – 2015).

Về dự buổi Lễ có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh, thành phố lân cận.

Đại biểu tỉnh Bắc Giang có các đồng chí: Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy; đ/c Thân Văn Khoa, phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đ/c Nguyễn Văn Linh- Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đ/c Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Hà Bắc, Bắc Giang qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố của tỉnh; đại diện Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động và đông đảo các tầng lớp nhân dân…
Đ/c Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi lễ
Đại biểu tỉnh Bắc Giang có các đồng chí: Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy; đ/c Thân Văn Khoa, phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đ/c Nguyễn Văn Linh- Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đ/c Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Hà Bắc, Bắc Giang qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố của tỉnh; đại diện Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động và đông đảo các tầng lớp nhân dân…

Diễn văn Lễ Kỷ niệm do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày, nêu rõ: Bắc Giang là vùng đất cổ, có lịch sử hào hùng, oanh liệt hàng ngàn năm, gắn bó với sự hình thành, phát triển của dân tộc ta, đất nước ta. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, vùng đất Bắc Giang ngày nay đã có nhiều tên gọi và địa giới hành chính khác nhau. Ngày 10/10/1895, tỉnh Bắc Ninh được chia thành 2 tỉnh, tỉnh Bắc Giang được thành lập. Ngày 27/10/1962, Quốc hội khoá II nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Nghị quyết nhập 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc. Đến năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quê hương Hà Bắc lại chia thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Giang hiện nay có 9 huyện và 01 thành phố; 230 xã, phường, thị trấn; với diện tích tự nhiên là 3.849 km², dân số trên 1,6 triệu người, gồm 21 dân tộc anh em cùng chung sống.
Vùng đất Bắc Giang xưa đã sớm hun đúc truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất. Hầu hết các trận quyết chiến chống quân xâm lược phương Bắc, từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đến cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lý Thường Kiệt, chống quân Nguyên- Mông của Nhà Trần, chống quân Minh của Nhà Lê, chống quân Thanh của Quang Trung... đều diễn ra trên mảnh đất này. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy, điển hình là cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đứng lên chống thực dân Pháp, kéo dài ngót 30 năm. 

Trong tiến trình lịch sử bảo vệ, xây dựng phát triển quê hương đất nước, các thế hệ cư dân sinh sống trên vùng đất Bắc Giang đã để lại cho hậu thế nhiều giá trị văn hoá quý báu. Hàng trăm lễ hội truyền thống, trong đó có nhiều lễ hội có quy mô lớn như: Thổ Hà, Y Sơn, Từ Hả, Tòng Lệnh, Cầu Vồng, Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, …, kho tàng di sản dân ca các dân tộc (chèo, ca trù, quan họ, dân ca các dân tộc thiểu số), các phong tục tập quán, các sản vật vùng miền như rượu Vân, gốm Thổ Hà, mỳ Chũ… là những di sản vô giá để thế hệ hôm nay, mai sau khai thác phát huy góp phần làm động lực phát triển quê hương, đất nước. Trong đó, Bắc Giang rất vinh dự là một trong hai tỉnh (cùng với Bắc Ninh) có dân ca quan họ và một trong 15 tỉnh có truyền thống hát ca trù được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương…
Từ khi tỉnh Bắc Giang được tái lập (1997) đến nay, kinh tế- xã hội của tỉnh đã có những bước tiến bộ rõ nét; tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực được khơi dậy và phát huy hiệu quả đưa Bắc Giang trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện và năng động với nhiều chỉ số, lĩnh vực dẫn đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh: Những thành tựu của ngày hôm nay gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự ủng hộ, hợp tác của bạn bè trong nước và quốc tế, sự lao động hăng say, sáng tạo không ngừng của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, trong thời gian tới Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục đổi mới, chủ động, sáng tạo; tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra: Năm 2020, tỉnh Bắc Giang nằm trong nhóm các tỉnh có thu nhập bình quân đứng đầu vùng Trung du, miền núi phía Bắc và bằng bình quân cả nước; năm 2030, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và biểu dương những kết quả mà Đảng bộ, Chính quyền, các đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang đạt được trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị tỉnh Bắc Giang cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển kểt cấu hạ tầng và đô thị; cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh. Khai thác tiềm năng của địa phương, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Tại Lễ kỷ niệm đã diễn ra chương trình nghệ thuật tổng hợp đặc sắc chủ đề "Hào khí Xương Giang", gồm hai chương; chương 1: "Hào khí Xương Giang và Bắc Giang trong hai cuộc kháng chiến -Thời đại Hồ Chí Minh"; chương 2 "Bắc Giang hội nhập và phát triển". Chương trình có sự tham gia của hàng trăm diễn viên, nhạc công, nghệ sĩ, ca sĩ ở Trung ương và địa phương như: Thanh Lam, Tùng Dương, Lương Nguyệt Anh, Việt Hoàn, Tân Nhàn, Đăng Dương, Đinh Mạnh Ninh, Vũ đoàn Sóng, Nhà hát Chèo tỉnh Bắc Giang, Trường Trung cấp VHTTDL Bắc Giang cùng học sinh Trường THCS Xương Giang, Trường THPT Thái Thuận (TP Bắc Giang).
Kết thúc Lễ kỷ niệm là màn bắn pháo hoa nghệ thuật.

Phí Trường Giang

Liên hệ quảng cáo

470 x 88

Liên hệ quảng cáo

360 x 600